200 diệu kế trên thương trường, chiến trường và trong đối nhân xử thế

35.000₫ 45.000₫

KT 11

Nhà sách Mão xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc quyển sách “200 diệu kế trên thương trường, chiến trường và trong đối nhân xử thế ”

Gia Cát Lượng dùng một vạn quân cố thủ Dương Bình, Tư Mã Ý dẫn hai mươi vạn quân đã kéo đến nơi còn cách Dương Bình có sáu mươi dặm.

Khi ấy, tình hình vô cùng nguy cấp. Gia Cát Lượng thái độ vẫn ung dung, cố ý hạ quân kỳ xuống, mở tung cả bốn cửa thành, quét đường phố sạch sẽ, làm cho thành Dương Bình càng vô cùng yên ắng.

Thấy vậy, Tư Mã Ý không khỏi do dự, dự đoán Gia Cát Lượng chắc có lính mai phục, bèn điều quân ra đóng ở chân núi phía bắc. Tình hình nguy ngập của thành Dương Bình được giải tỏa. Người xưa gọi là “Không thành kế” (kế bỏ trống thành).

Tháp Tề Bố là dũng tướng dưới quyền của Tăng Quốc Phiên, vũ dũng không kém Bào Siêu. Hễ mỗi lần ra chiến trận, ông đều tiến trước quân sĩ. Điểm khác người của Tháp Tề Bố là khi nước bọt đã chảy ra miệng là khỏe như vâm, hăng máu như vào chỗ không có địch.

Từng có một lần, sau khi đem ba ngàn quân đánh thắng năm vạn quân của Thái Bình Thiên Quốc, quân địch đại bại thua chạy. Tháp Tề Bố phán đoán: quân đội của đối phương nhiều gấp mười mấy lần quân của mình, tuy bị đánh bại, tất không chịu thua, hơn nữa tướng lĩnh của đối phương hung hãn, nổi tiếng, tất sẽ suy đoán quân ta chiến thắng sẽ sinh ra kiêu ngạo, mất cảnh giác, lơ là phòng bị, đêm đến chúng sẽ cướp doanh trại. Giao chiến trong đêm tối, đối phương quân đông, quân ta ít, quân ta sẽ gặp khó khăn. Chi bằng ta làm theo “kế bỏ trống thành” của Khổng Minh. Để thành bỏ ngỏ, không phòng bị, làm cho đối phương chủ quan, một khi biết chúng ta đã chuẩn bị, đương nhiên sẽ hoang mang bỏ chạy.

Kiên định kế sách, Tháp Tề Bố hạ lệnh rút quân, ra khỏi thành hai mươi dặm, hạ doanh trại. Đêm hôm ấy, quân Thái Bình Thiên Quốc quả nhiên kéo đến, nhưng thấy thành bỏ trống không, cho rằng có quân mai phục, hoảng sợ mà rút lui". 

Sale

Không sẵn có

Hết hàng