Trong kho tàng văn học Việt Nam, tục ngữ ca dao là những viên ngọc quý giá nhất. Nó quý ở chỗ trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ xưa đến nay, nó luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tiếng nói của dân tộc, phản ánh sinh hoạt của nhân dân, biểu hiện những nhận xét, những ý nghĩ của nhân dân trong cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội xây dựng đất nước.
Tục ngữ ca dao của ta có những câu bốn chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ hay những câu dài hơn, đều rất phong phú về cách gieo vần, nên nó đã làm “khuôn vàng thước ngọc” cho nhiều thi nhân trong sáng tác.
Về hình thức tục ngữ và ca dao Việt Nam có những đặc tính như thế, còn về nội dung, so với toàn thể văn học của nước ta, những câu ca dao tục ngữ đã phản ánh nhiều hơn về tình hình sản xuất, sinh hoạt đặc tính dân tộc, như chịu đựng gian khổ, bền bỉ và dũng cảm trong chiến đấu, yêu lao động, yêu tự do, có những mối tình nồng thắm, lành mạnh giữa nam nữ, tình yêu quê hương, đất nước của nhân dân Việt Nam.
TÁC GIẢ
  1. TỤC NGỮ
  2. ĂN MẶC – Y PHỤC
– Tay đâm ra, tà đâm xuống.
– Áo rách thay vai, quần rách đổi ống.
– Khéo vá vai, tài vá nách. Sai sải áo vải bền lâu.
– Lụa tốt xem biên.
– Giầy thừa, guốc thiếu.
– Được no bụng, còn lo ấm cật.
– Cơm là gạo, áo là tiền.
– Ăn lấy chắc, mặc lấy bền.
– Đông the, hè đụp.
– Trẻ may ra, già may vào.
– May váy phòng khi cả dạ.
– Nhiều tiền may áo năm tà, ít tiền
may viền hố bâu.
– Áo chân cáy, váy chân sứa.
– Đi giày cao đế, ngồi ghế bành tượng.
– Mộc mạc ưa nhìn lọ trang điểm.
– Cau già dao sắc lại non, nạ dòng
trang điểm vẫn còn như xưa.
  1. BUÔN BÁN – CHỢ BÚA
– Cả vốn lớn lãi.
– Buôn có bạn, bán có phường.
– Cho nhau vàng, không bằng
trỏ đàng đi buôn.
– Mua nhầm, bán không nhầm.
– Của giữa chợ, ai thích thì mua.
– Rẻ thì mua chơi, đắt nghỉ ngơi đồng tiền.
– Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt.
– Mua vải, bán áo.
– Mua được bán mất.
– Tiền giao cháo múc.
– Tiền trả mạ nhổ.
– Ăn lãi tùy chốn, bán vốn tùy nơi.
– Dù ai buôn bán trăm nghề, gặp ngày
con nước cũng về tay không.
– Khách nhớ nhà hàng, nhà hàng
không nhớ khách.
– Bán gạo tháng tám, mua vải tháng ba.
– Thóc gạo có tinh.
– Tháng năm đong trước, tháng mười
đong sau.
– Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng.
– Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân.
– Đầu năm buôn muối, cuối năm buôn vôi.
– Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái.