Dấu vết của mẹ

20.000₫ 28.000₫

TK 51

Nhà sách Mão xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc quyển sách “Dấu vết của mẹ”

 

Không có gì gây sốc đối với người dân Ba Lan như việc nạo phá thai, thậm chí cả cuộc diễu hành của những người đồng tính. Về nguyên tắc, ở Ba Lan người ta im lặng trước vấn đề nạo phá thai. DẤU VẾT CỦA MẸ không phải là cuốn tiểu thuyết chỉ viết về vấn đề phá thai. Câu chuyện dường như rất đơn giản động chạm đến một đề tài gây tranh cãi ấy thực chất là một cuốn tiểu thuyết về sự trưởng thành đầy khó khăn và đau đớn. Việc phá thai của Anna như một ranh giới tượng trưng mà vượt qua ranh giới đó sẽ chỉ tồi tệ hơn.

Kịch bản không có gì đặc biệt: hai cô cậu học trò cuối cấp và cái thai không mong muốn, cuộc trốn chạy của chàng trai vô trách nhiệm. Và khó khăn, khó khăn vô cùng. Marta Dzido đã viết một cách khách quan về những cảm xúc của nhân vật. Cô không cố nhấn mạnh một hình mẫu dũng cảm lý tưởng nào đấy. Anna chỉ là một cô gái bình thường. Qua câu chuyện, tác giả đã đưa ra một câu hỏi hết sức quan trọng nhưng hầu như chưa có mặt trong các cuộc tranh luận: người phụ nữ sống như thế nào sau khi phá thai?

Anna cố gắng sống bình thường, quên đi cậu bạn vô trách nhiệm, chạy trốn sự cô đơn, sau đó là ma tuý, nhưng vô ích. Nhục nhã tột cùng, cô đơn tột cùng, không một sự nâng đỡ từ phía gia đình, mất người thân. Câu chuyện của Anna muốn chỉ ra rằng, nạn nhân của nền văn hoá hiện đại vô cảm, trước hết là những phụ nữ “bình thường”.

Đây là cuốn tiểu thuyết gây xúc động sâu sắc về một cô học trò chưa kịp tốt nghiệp cấp III đã phải phá thai và cố gắng để tiếp tục sống. Nhưng điều đó thật không đơn giản, khi trước mắt cô luôn là chiếc bàn phụ sản, còn trong đầu là nỗi sợ mọi người sẽ biết sự thật về mình. Những tính cách nổi trội nơi cô là lòng trung thực, được tác giả khắc họa thông qua hàng loạt tình huống bi kịch, và sự can đảm hiếm thấy. Can đảm đương đầu với xã hội, nhưng trước hết là với chính bản thân mình.

Dấu vết của mẹ – vết sẹo – cái rốn. Adam và Eva có rốn không? Rốn của thế giới – tôi. Sự tập trung vào bản thân. Chủ nghĩa tự đề cao mình? Nỗi đau tồn tại? Chủ nghĩa ích kỷ? Không có kỹ năng yêu người khác? Nỗi khao khát tình yêu? Nỗi khát khao mẹ? Khát khao được can đảm như mẹ? Khát khao sự ấm áp của tình mẹ? Khát khao tình cảm? Sự kiếm tìm tình cảm trong mọi thể xác? Vết sẹo? Một cô gái được nuôi dưỡng bởi người mẹ đơn thân và chính mình cũng suýt trở thành một bà mẹ đơn thân cảm thấy gì? Cô không muốn sống như mẹ. Không biết sống giống như mẹ. Vết sẹo. Cảm giác về một nghĩa vụ không làm tròn. Về việc thi trượt phổ thông, về cuộc đời sinh viên chưa được bắt đầu, về đứa con không được sinh ra, sự chạy trốn trước ma tuý. Vết sẹo từ mẹ – sự mất mát. Mất con, mất tình yêu, mất bạn, mất mẹ. Cái rốn. Là chỗ nhắc về mẹ, nhắc về việc phá thai.

Bằng “Dấu vết của mẹ”, Marta Dzido đã khẳng định tài năng và một vị trí  cao và độc lập của mình trong số các nhà văn trẻ của Ba Lan. Cô có một khả năng thiên phú trong việc viết ra những vấn đề then chốt của lớp trẻ và  viết theo cách khiến độc giả muốn trò truyện với trang sách, với tác giả và với chính bản thân mình. Trong một không gian không lớn nếu nói về tiểu thuyết, cô đã dẫn dắt độc giả đi qua hàng loạt các vấn đề, các câu hỏi, các lưu ý và nghi ngờ.

 “Dấu vết của mẹ” không phải là một cuốn tiểu thuyết về nạo phá thai. Nó là một cuốn tiểu thuyết về sự trưởng thành với tất cả những khó khăn của nó. Và được viết một cách hết sức già dặn, già dặn đến ngạc nhiên nếu như chúng ta lưu ý rằng tác giả viết cuốn sách khi chưa tròn hai mươi tuổi. Bên cạnh sự già dặn là sự thật, là đặc trưng của cuốn sách này và phòng cách hấp dẫn, đôi chỗ hoài cổ và đượm buồn. Đối với lớp trẻ, “Dấu vết của mẹ” của Marta Dzido có thể gọi là bước chân đến sự trưởng thành. Chắc chắn không phải là bước cuối cùng, nhưng là một bước quan trọng. Và giữa nhiều giá trị khác, thì đây chính là cái đã đưa chị lên vị trí quan trọng trong làng văn xuôi trẻ Ba Lan.

 

Sale

Không sẵn có

Hết hàng