Thủy Hử

161.000₫ 230.000₫
Nhà Sách Mão xin giới thiệu đến bạn đọc bộ truyện "Thủy Hử" trong "Tứ Đại Kì Thư"
✍️Thủy hử - Thi Nại Am
Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên được đề cập không phải là một trong các vị anh hùng Lương Sơn, mà là Cao Cầu. Theo ý kiến các nhà nghiên cứu, quá trình thăng tiến của gian thần Cao Cầu chính là sự tố cáo cho chính sự thối nát của nhà Bắc Tống khi đó mà người chịu trách nhiệm cao nhất là hoàng đế Tống Huy Tông, một quân vương chơi bời, không quan tâm tới việc triều chính.
Từ một thảo dân lông bông, Cao Cầu gặp may hết lần này tới lần khác, trở thành sủng thần của vua Tống Huy Tông và được phong chức Thái uý. Mối liên kết giữa các gian thần Cao Cầu, Dương Tiễn, Lương Trung Thư... và bộ máy quan lại tham lam, xảo quyệt, độc ác bên dưới đã làm hại các lương thần của triều đình (Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí, Tống Giang, Hoa Vinh...) khiến họ lần lượt phải bỏ sự nghiệp đi theo Lương Sơn Bạc.
Cũng có những anh hùng xuất thân nơi thôn dã, không có chức vụ quyền hành nhưng bất bình với sự áp chế, bóc lột của quan lại địa phương như Lý Quỳ, Sử Tiến, Lưu Đường... nên đã ra tay cứu giúp người hoạn nạn hoặc tự cứu bản thân mình, trở thành người phạm tội với triều đình và cũng lên Lương Sơn. Từng nhóm anh hùng được tập hợp riêng lẻ, rồi sau đó tất cả đều tụ về Lương Sơn. Thủy hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: "quan bức thì dân phản", điều đó rất hợp với tâm lý của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ bị bóc lột, áp bức nên Thủy hử dễ đi sâu vào tiềm thức của nhân dân.
Phần lớn các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc đều nhận xét “Giá trị cơ bản của Thủy hử là đã xây dựng được hàng loạt nhân vật anh hùng hảo hán võ nghệ cao cường, giàu lòng vị tha, xả thân vì nghĩa. Vì vậy, các hảo hán Lương Sơn đã được ca ngợi hết lời, là những nhân vật tượng trưng cho ước vọng của quần chúng nông dân về một xã hội công bằng. Bởi vậy lá cờ “Thế thiên hành đạo” của 108 Anh hùng Lương Sơn Bạc mãi mãi được đông đảo công chúng ngưỡng mộ”
Bên cạnh đó là sự tranh luận xoay quanh nhân vật "Tống Giang" với các ý kiến cho rằng, ông là nhân vật bạc nhược khiến cho những anh hùng Lương Sơn đi đến diệt vong, lại có những ý kiến cho rằng ông quy thuận triều đình là muốn cứu nước giúp vua, tận trung báo quốc, giúp triều đình chống lại sự lũng loạn của đám tham quan mãi lưu danh thiên cổ, không để Lương Sơn mang tiếng giặc cướp.
Sale

Không sẵn có

Hết hàng